Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhờ áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa mà không ít doanh nghiệp đã tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, tiềm năng và cơ hội cải tiến nâng cao năng suất và chất lượng ở mỗi doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực còn rất lớn và cũng là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Một trong những điều chỉnh đáng chú ý trong hoạt động hỗ trợ cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới là hướng vào chiều sâu.
Thiết lập, xây dựng, vận hành phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa... là những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Thừa Thiên - Huế chú trọng triển khai trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn Tỉnh.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Long, trong giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí đã phê duyệt cho Dự án năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa là trên 36 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là trên 20 tỷ đồng và 16 tỷ đồng còn lại là vốn đối ứng của doanh nghiệp.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa phối hợp với các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki... xử lý đóng cửa 30.000 gian hàng do tăng giá các sản phẩm hàng hóa phục vụ phòng dịch Covid-19, gây mất ổn định thị trường.